Thứ Năm, ngày 13 tháng 12 năm 2012 Các bài trình bày vào nửa đầu buổi chiều sẽ hướng đến các sinh viên và các nhà nghiên cứu chưa nhiều kinh nghiệm làm việc với lĩnh vực hiển vi học. Nội dung bài giảng sẽ tập trung vào đại cương về hiển vi học và kỹ thuật ghi, xử lý hình ảnh hiển vi. Các bài trình bày diễn ra ở nửa sau buổi chiều sẽ bao gồm các chủ đề hiển vi học chuyên sâu, hướng đến người sử dụng kính hiển vi nhiều kinh nghiệm. 14:00 - 14:10 Lời chào mừng Hội nghị 14:10 - 15:00, Bài trình bày “Đại cương về hiển vi quang học: Tìm hiểu bản chất ánh sáng, các bộ phận cơ bản của một kính hiển vi quang học, hiệu chuẩn chiếu sáng Koehler, và các phương pháp tương phản”. 15:00 - 15:30 Nghỉ giải lao 15:30 - 16:15, Bài trình bày “Đại cương về hiển vi huỳnh quang: Tìm hiểu bản chất của hiện tượng huỳnh quang, ứng dụng hiển vi huỳnh quang trong các nghiên cứu sinh học, và các phương pháp ghi ảnh hiển vi huỳnh quang”. 16:15 - 17:00, Bài trình bày “Ghi và xử lý ảnh kỹ thuật số: Tìm hiểu công nghệ máy ảnh chuyên dụng trong hiển vi học và phương pháp phân tích định lượng các hình ảnh hiển vi của mẫu vật sinh học”. |
Thứ Sáu, ngày 14 tháng 12 năm 2012 Người tham gia có cơ hội áp dụng lý thuyết từ các bài trình bày ngày hôm trước vào thực hành trực tiếp với các mẫu vật và trên các hệ thống kính hiển vi Carl Zeiss. Học viên cũng có thể khám phá hình ảnh hiển vi của các mẫu vật do tự mình chuẩn bị. Thực hành
- Các bộ phận cơ bản của kính hiển vi quang học, hiệu chuẩn chiếu sáng Koehler, các phương pháp tương phản bao gồm: trường tối (Darkfield), phản pha (Phase Contrast) và tương phản giao thoa biệt hóa (DIC). Hệ thống kính hiển vi: Axio Observer.A1.
- Các bộ phận cơ bản của kính hiển vi huỳnh quang và phương pháp chụp ảnh hiển vi huỳnh quang. Hệ thống kính hiển vi: Axio Vert.A1.
- Ghi ảnh/video hiển vi của các mẫu sinh học sử dụng camera chuyên dụng trong hiển vi học, thực hiện đo đạc và phân tích hình ảnh, trích xuất ảnh để xuất bản/sử dụng trong dạy và học. Hệ thống kính hiển vi: Axio Observer.Z1.
|